Đặc sản Nghệ An là những món ăn rất dân dã, bình dị nhưng được chế biến theo cách riêng của người miền Trung. Bởi vậy, khi thưởng thức, bất kỳ ai cũng phải xuýt xoa với vị ngon và hương thơm đậm đà. Để trả lời cho câu hỏi ăn gì khi đến Nghệ An, các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Lươn
Lươn là một món ăn rất ngon cho câu hỏi ăn gì ở Nghệ An. Lươn Nghệ An là lươn đồng mình thon, thịt chắc, hai vành vàng bụng đen hơn hẳn so với lươn vùng miền khác. Vị ngon của lươn Nghệ An không nằm trên đầu lưỡi mà nằm trên trái tim của những thực khách. Món ăn này được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Mỗi một công thức đều tạo nên hương vị khó phai khi thưởng thức.
Súp lươn Nghệ An khiến nhiều người mê mẩn bởi thứ thịt dai, ngọt hòa quyện với nước dùng beo béo. Mùi thơm dậy lên từ nghệ, ớt, tiêu và vị cay nồng từ hành tăm khiến bất cứ ai thử qua đều tấm tắc khen ngon.
Không phải ngẫu nhiên mà cháo lươn Nghệ An lại trở thành món ăn đặc trưng, là niềm nhớ, niềm thương, niềm tự hào của những người con xứ Nghệ. Người Nghệ An rất tỉ mỉ, chỉn chu và khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Bởi thế mà món cháo lươn, dù được nấu từ những loại thực phẩm quen thuộc và gần gũi, cũng trở nên thơm ngon và hấp dẫn theo một cách vô cùng đặc biệt.
Địa chỉ:
- Cháo lươn bà Ngọ: Số 1, ngõ 4, đường Đốc Thiết, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Quán lươn Hồng Sơn: Số 154 Mai Hắc Đế, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Quán lươn Hưng Chính: Xóm 8, xã Hưng Chính, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
- Quán lươn Niêu: Số 51 Trần Quang Diệu, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Súp lươn bà Hà: Số 127 Phùng Chí Kiên, Thành Phố Vinh, Nghệ An.
Nhút Thanh Chương
Nhút Thanh Chương – cái tên vừa quen vừa lạ, vừa thân thương vừa bình dị ấy. Nhút đơn giản nhưng lại rất hấp dẫn với thực khách và người dân ở đây.
Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút. Nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương. Bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon. Mít xanh đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoá đều trên bề mặt. Đặt vỉ vào cho đá nặng nén xuống, đổ nước muối loãng cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi. Ủ khoảng 5-6 ngày là ăn được.
Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường. Tạo nên một vị ngon rất đặc biệt. Đến Nghệ An và Thanh Chương ăn một bữa cơm quê dân dã với Nhút, du khách sẽ càng hiểu hơn về vùng đất và sự đậm đà tình người nơi đây.
Bánh ngào
Bánh ngào hay bánh mật là đặc sản truyền thống của người dân Nghệ An. Ở Thanh Hóa, món ăn này còn được gọi là bánh nhòe/ bánh nhè. Nhiều người gọi vui đây là bánh trôi miền Trung do cách chế biến tương tự.
Cái tên bánh ngào có lẽ xuất phát từ phương pháp nấu bánh độc đáo. Thay vì nhồi nhân, mật mía được dùng nấu nước tạo nên lớp phủ xung quanh bột bánh.
Cũng có thể chữ “ngào“ bắt nguồn từ hương thơm “ngào ngạt” của gừng trong ngày đông se lạnh.
Khi tới đất Nghệ, bạn không cần tốn quá nhiều công sức để tìm kiếm món này trong chợ. Ngày nay những gánh hàng rong hay lặn viên nhỏ, không nhân để tiết kiệm. Các mẹ thích ăn hòa hợp, đầy đặn thì ưa có nhân đậu.
Không chỉ là món ăn chơi, đặc sản này còn là ký ức đêm 30 của nhiều người con xứ Nghệ. Chỉ cần xuống bếp hương thơm quyến rũ đầy quấn quít lấy đầu mũi.
Cháo Canh
Mọi người thường nhầm tưởng rằng cháo canh là một loại cháo. Nhưng khi ta nhìn, thì cháo canh lại rất giống một bát bún hay bánh đa. Sở dĩ có cái tên cháo canh vì nước dùng được nấu đặc sệt như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi vài phút chứ không nhúng qua nước như bún hay phở. “Linh hồn” của món ăn là nước dùng được nấu từ xương heo cùng các gia vị, có độ sánh và mùi thơm phức.
Bát cháo canh được dọn ra lúc nào cũng còn nóng hổi, điểm xuyết thêm ít lá mùi, hành lá, hành phi trông bắt mắt. Lý tưởng nhất là thưởng thức món này vào sáng sớm, vừa thổi vừa ăn mới đã. Khi thưởng thức, thực khách nên vắt vài lát chanh hoặc thêm chút ớt để tăng mùi vị.
Địa chỉ:
- Cháo canh cổng Thành: Số 103, Đặng Thái Thân, Cửa Nam, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Cháo canh Ngư Hải: Số 36, Ngư Hải, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Cháo canh bà Mùi: Số 68, Đào Tấn, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Nguyệt C6: Đối diện Vuvuzela Quang Trung, Thành phố Vinh, Nghệ An.
- Cháo canh anh Hợp: Số 5, ngõ 125 Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An.
Kẹo Cu Đơ
Kẹo cu đơ là một loại kẹo đậu phộng. Thành phần chính của kẹo này gồm có đường, mật mía, mạch nha, gừng và đậu phộng, được ép trong 2 miếng bánh tráng, có rắc thêm mè đen. Loại kẹo này có đặc điểm là dẻo và kết dính, có vị ngọt của đường, mật mía, bùi bùi của đậu phộng, dùng để ăn không hoặc thưởng thức cùng trà đều được.
Kết
Hy vọng những món ăn trên sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đi du lịch Nghệ An.
A.D