Đầu năm là khoảng thời gian mọi người thường đến những địa điểm du lịch tâm linh để cầu may cho một năm an lành. Và chùa Bái Đính chính là một trong những nơi nhiều du khách ghé thăm nhất. Vậy ngôi chùa này có gì đặc biệt, cùng theo chân tôi tìm hiểu nhé.
Chùa Bái Đính ở đâu
Ngôi chùa tọa lạc ở trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa nằm trong quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An. Nơi này cách cố đô Hoa Lư khoảng 5k, khu du lịch Tràng An hơn 11km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km đi xe.
Giá vé dịch vụ tham quan chùa Bái Đính
Vào chùa không hề mất vé, tuy nhiên khuôn viên chùa rất nhiều và có các khu vực khác nhau. Vì vậy để hạn chế thời gian thì du khách có thể đi xe điện tham quan chùa.
Dịch vụ khi tham quan chùa | Giá vé |
Xe điện | 60.000 VNĐ/ người |
Tham quan bảo tháp | 50.000 VNĐ/ người |
Hướng dẫn viên | 300.000 VNĐ/ tour |
Ngoài ra, để trải nghiệm được khu du lịch Tràng An trọn vẹn, bạn sẽ cần phải đi đò. Giá vé đi đò là 150.000đ/người. Vì vậy bạn hãy lưu ý và sắp xếp thời gian thật tốt để chuyến đi được trọn vẹn nhé.
Giờ mở cửa: 6 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần.
Bản đồ tổng thể chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính có gì đặc biệt
1. Khu chùa Bái Đính mới
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống.
2. Đền thờ thánh Nguyễn
Đền thờ thánh Nguyễn được xây dựng theo vị thế “lưng tựa núi mặt hướng ra sông” trông vô cùng thơ mộng. Không chỉ có cảnh quan đẹp. Đền thờ thánh Nguyễn – chùa Bái Đính còn gắn với một câu chuyện truyền thuyết rất ly kỳ. Truyện kể rằng, thiền sư Nguyễn Minh Không trong một lần lên núi hái thuốc chữa bệnh cho Vua đã phát hiện ra một hang động đẹp. Sau đó, ông đã vận động người dân địa phương và cùng nhau xây dựng nên chùa thờ Phật. Thiền sư Nguyễn Minh Không ngoài là một danh y nổi tiếng. Ông còn có tấm lòng từ bi luôn tìm cách giúp đỡ người dân. Vì vậy, khi đến đây, bạn hãy thắp nén hương để tỏ lòng biết ơn đến Thiền sư. Và đừng quên cầu mong sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình và bạn bè của bạn nhé.
3. Tháp xá lợi Phật
Chùa Bái Đính là nơi lưu giũ xá lợi Phật. Vì thế, trong hành trình du lịch chùa Bái Đính. Bạn hãy đến tham quan tòa bảo tháp xá lợi Phật. Bạn sẽ được nhìn thấy xá lợi Phật từ Ấn Độ và Miến Điện được lưu giữ tại đây. Tòa bảo tháp xá lợi Phật có tổng cộng 13 tầng với độ cao lên tới 100m. Để lên đến đỉnh tháp, bạn có thể đi thang máy và tiếp tục di chuyển thêm 72 bậc thang leo nữa. Đứng tại đỉnh tháp xá lợi Phật, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh chùa Bái Đính tuyệt đẹp.
4. Giếng Ngọc
Giếng Ngọc là một địa điểm góp phần tạo thêm 1 cái “nhất” nữa cho ngôi chùa Bái Đính. Được biết, giếng Ngọc đã thành công đạt được kỷ lục là giếng chùa lớn nhất ở Việt Nam. Cụ thể, giếng Ngọc có tổng diện tích lên tới 6.000m2 với đường kính rộng gần 30m và độ sâu lên tới 6m. Bên cạnh đó, màu nước trong xanh ngọc bích cũng là một điểm nhấn nổi bật của giếng Ngọc. Cảnh quan bao quanh giếng Ngọc ở chùa Bái Đính cũng rất đẹp với hình ảnh rừng cây xanh cao lớn bạt ngàn. Nước ở giếng Ngọc được tương truyền dùng để sắc thuốc chữa bách bệnh cho vua và dân chúng. Còn hiện nay, nước ở giếng Ngọc được sử dụng làm nước cúng những ngày lễ chùa.
5. Một số điểm tham quan khác
- Tượng Phật Di Lặc: là bức tượng lớn nhất Việt Nam nặng khoảng 80 tấn và cao 10m.
- Đền thờ Thần Cao Sơn: được xây dựng từ triều đại nhà Đinh (968 – 980). Thần Cao Sơn là người cai quản và bảo hộ vùng núi Vũ Lâm.
- Điện Quan Âm: nơi đặt bức tượng Phật đúc bằng đồng nặng 80 tấn và cao 9.57m. Đây chính là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.
- Ngoài ra còn có: Tam Quan Nội, Tam Quan Ngoại, điện Phật Bà, hồ phóng sinh, vườn Bồ Đề, nhà bia,…
Đi chùa Bái Đính vào khoảng thời gian nào là hợp lý nhất
Mùa xuân là thời bạn mà bạn nên đến thăm chùa Bái Đính. Không những được ngắm cảnh bạt ngàn của núi rừng hòa quyện với vẻ kỳ vỹ của ngôi chùa. Mà còn được tham gia vào lễ hội xuân lớn nhất ở Ninh Bình. Cụ thể, lễ hội ở chùa Bái Đính sẽ kéo dài từ chiều mùng 1 Tết đến hết tháng 3 âm lịch. Nếu bạn muốn hòa mình vào bầu không khí nô nức của lễ hội ở chùa Bái Đính. Bạn đừng bỏ lỡ thời điểm này nhé. Tuy nhiên vào thời điểm này du khách thập phương đều đến đây, vì vậy tình trạng quá tải sẽ không thể tránh khỏi.
Nhưng nếu bạn đến đây vào mùa khác, thì ngôi chùa sẽ khôi phục lại vẻ thanh tịnh. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đến đây nhé.
Kết
Bài viết trên chính là trải nghiệm của tôi trong một lần đi du lịch ở đây. Hy vọng những trải nghiệm của tôi sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các bạn trong hành trình đi đến nơi được coi là chốn yên bình nhất Việt Nam này.